Nên sử dụng máy chà nhám gỗ bằng tay ? vinp chà nhám gỗ bằng tay

-

Trong ngành gỗ, để thực hiện khâu chà nhám thì chúng ta có thể sử dụng rất nhiều loại giấy nhám khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của từng công đoạn và chất liệu gỗ cũng như kỹ thuật, cách thức thực hiện mà người dùng sẽ có sự lựa chọn phù hợp.Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về các phân loại và chức năng của một số loại giấy nhám dùng trong ngành gỗ.

Bạn đang xem: Chà nhám gỗ bằng tay

*

1. Cách phân loại giấy nhám theo chức năng

Các loại giấy nhám được sản xuất nhằm phục vụ cho một công đoạn chà nhám cụ thể, thiết kế thích hợp cho từng loại máy chà nhám chuyên dụng hoặc cách thức chà nhám khác nhau. Dưới đây là một số loại điển hình: *Giấy nhám thùng:là dòng sản phẩm có kích thước khá lớn, được sản xuất để chuyên dụng cho việc kết hợp với máy chà nhám thùng để chà nhám, đánh bóng cho bề mặt gỗ. Máy chà nhám thùng chính là một loại máy chuyên dụng trong khâu làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên. Hiện nay, có 3 loại máy nhám thùng phổ biến với 3 kích cỡ là 600 mm, 900 mm và 1300 mm. *Giấy nhám băng (cuộn): đây là loại giấy nhám có kích thước vừa phải với chiều rộng đạt từ 300mm trở xuống. Sản phẩm được đóng thành băng nhỏ hoặc thành cuộn, khi sử dụng sẽ được kết hợp với các loại máy cầm tay như: máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh. Ngoài ra, giấy nhám này cũng có thể được cắt nhỏ ra thành từng miếng để chà thủ công bằng tay cũng như thích hợp với từng nhu cầu, điều kiện sử dụng đặc thù.

*Giấy nhám tờ:kích thước phổ biến của giấy nhám từ là 230 x 280 mm. Dòng sản phẩm này được sản xuất để phục vụ cho việc chà nhám bằng tay thủ công, một số trường hợp sẽ được kết hợp với máy chà nhám rung cầm tay. Nhám tờ chủ yếu được sử dụng để xả nhám chuẩn bị cho quá trình sơn PU.

*

2. Giấy nhám phân loại theo độ cát

Độ cát cũng chính là độ thô, nhám của tờ giấy nhám, thường được ký hiệu chung bằng chữ P. Độ nhám được phân loại từ thấp đến cao tương ứng với từng độ mịn màng của bề mặt gỗ sau khi xả nhám. Hiện nay, độ nhám được mặc định với các con số như sau: P40: Là loại nhám phá bề mặt thô ráp của gỗ cho độ phẳng tương đối P80: Cũng được xếp vào loại giấy nhám phá, cho bề mặt mịn màng hơn 1 chút. P180: Là loại nhám cho bề nhẵn mịn để lót PU. P240: Là loại nhám xả lót PU trong quá trình sơn P320: Là loại nhám xả cho độ mịn màng cao P400: Độ mịn lớn nhất hiện nay, thường dùng là mịn màng bề mặt đòi hỏi cao.

*

Khi lựa chọn giấy nhám dựa trên độ nhám, người mua cần lưu ý là độ nhám càng cao thì đồng nghĩa với việc tuổi thọ của các hạt cát sẽ ngắn hơn. Với ngành gỗ thì chỉ cần dùng đến nhám 400 là đạt yêu cầu. Trên đây là một vài chia sẻ về cách phân loại và tính năng của một số loại giấy nhám trong ngành gỗ. Để được cung cấp sản phẩm chất lượng và phù hợp nhu cầu, hãy liên hệ với chuyên trang của chúng tôi ngay hôm nay.

Các loại máy chà nhám gỗ có nhiều cách phân chia tùy theo kiểu giấy nhám và đặc điểm sử dụng, loại nào là giải pháp mang lại lợi ích cao với chi phí hợp lý?

Gỗ là vật liệu cần mài nhẵn, gia công thường xuyên trong xưởng mộc, nhà máy chế biến và công trình xây dựng. Các loại máy chà nhám gỗ được giới thiệu để giải quyết tính thẩm mỹ và độ hoàn thiện trước khi ráp nối, chế tạo sản phẩm. Nhưng lựa chọn loại nào mang lại hiệu quả cao với chi phí tối ưu là điều nhiều người còn bối rối.

Xem thêm: Bảng giá máy lọc nước karofi tháng 6 năm 2023, bảng báo giá máy lọc nước karofi có nóng lạnh

*

1. Các loại máy chà nhám gỗ thông dụng nhất cần biết

Làm việc trong nghề mộc hay xây dựng hẳn anh em phải đối mặt thường xuyên trước những dạng gỗ cần được làm nhẵn sạch. Máy chà nhám gỗ là người bạn quan trọng để mài nhẵn, tẩy xước những mặt gỗ sần sùi hay bị sẫm màu. Tùy theo dạng gỗ và yêu cầu công việc khác nhau mà anh em nên tham khảo các kiểu máy chà nhám như sau:

Máy chà nhám gỗ đế tròn

Với máy đế tròn sẽ sử dụng giấy nhám hình tròn gắn vào mặt dưới và dựa vào chuyển động tốc độ cao để hoạt động. Ưu điểm của máy chà nhám tròn là tạo ra các quỹ đạo ngẫu nhiên để cắt đứt sợi gỗ thừa mà không làm xước các bề mặt. Anh em dễ dàng đổi hướng linh hoạt và sử dụng trên một diện tích rộng lớn như mặt bàn, vách gỗ.

Máy chà nhám gỗ đế cạnh

Các loại máy chà nhám gỗ đế cạnh gồm có đế vuông và đế chữ nhật dùng giấy nhám tương ứng, tạo ra độ rung nhỏ. Tác dụng chà nhám chủ yếu nằm ở phần cạnh của giấy nhám, thích hợp mài nhẵn các vị trí góc cạnh mà đế tròn không làm được. Theo kinh nghiệm nhiều người ưu tiên máy đế vuông vì tính linh hoạt tốt và ít hao giấy nhám.

*

Máy chà nhám dây đai

Hay còn gọi là máy chà nhám băng, hoạt động bằng dây đai gắn giấy nhám dài và rộng chạy với công suất cao hơn hẳn nhiều loại khác. Kích cỡ cũng lớn hơn và cơ cấu phức tạp hơn so với máy chà nhám rung cầm tay. Loại máy này sử dụng chủ yếu ở nhà máy và xí nghiệp chế biến gỗ đòi hỏi sức tải cao, chà nhám sản lượng lớn.

2. Máy chà nhám gỗ loại nào vượt trội đáng bỏ tiền?

Từ cách phân loại trên anh em thấy là mỗi loại máy chà nhám có những khác biệt chủ yếu ở động cơ và nơi kẹp giấy nhám. Mỗi loại đều có công năng và tính ứng dụng riêng, cho nên hỏi loại nào là tốt nhất thì không dễ đưa ra câu trả lời ngay lập tức. Khi đó phải dựa vào đặc điểm và cách anh em sử dụng vào mục đích gì mới có thể nhận định.

Các loại máy chà nhám gỗ trong xưởng mộc nếu cần chà nhám phạm vi rộng, đòi hỏi mãi nhẵn sạch và không làm hư hại thì máy chà nhám tròn là thích hợp nhất. Khi phải chà nhám cạnh bàn ghế, các miếng gỗ vuông vức thì nên ưu tiên máy chà nhám đế cạnh. Còn nếu làm việc trong nhà máy chế biến gỗ thì máy chà nhám băng là vượt trội nhất.

*

Cửa hàng DIYHomedepot kinh doanh tất cả máy chà nhám với nhiều kiểu giấy nhám khác nhau, kể cả các dòng công nghiệp. Ví dụ như: Máy chà nhám rung Dewalt DWE6411-B1, máy chà nhám rung tròn Bosch GEX 125-1 AE, máy chà nhám băng Makita M9400B, v.v. Sản phẩm cam kết chính hãng, nguyên hộp đã bao gồm các phụ kiện kèm theo.