GIỚI THIỆU KHU DU LỊCH CÁT CÁT CÁT SAPA 2022: LỊCH TRÌNH, CHI PHÍ, ĂN NGỦ NGHỈ

-

Thiên đường mây Sapa – niềm tự hào của vùng núi rừng Tây Bắc đã không còn xa lạ gì với du khách trong và ngoài nước. Giữa khung cảnh thiên nhiên núi rừng hoang sơ hùng vĩ đó, có một bản làng mộc mạc nhỏ xinh khiến bất kỳ ai đến với Sapa cũng nhất định phải ghé đến. Đó chính là bản Cát Cát đầy cuốn hút với những nếp nhà gỗ đơn sơ, những con suối nhỏ chảy róc rách, những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu và những những người dân tộc nhỏ bé giản đơn.

Bạn đang xem: Khu du lịch cát cát


bản cát cát

Thiên nhiên núi rừng Sapa


Đường đi đến bản Cát Cát Sapa thế nào?

Bản Cát Cát thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sapa, từ trung tâm thị trấn Sapa đến cổng của bản chỉ khoảng hơn 2km. Bạn có thể lựa chọn hình thức đi bộ, có thể kết hợp ngắm cảnh núi rừng và chiêm ngưỡng toàn bộ bản làng từ trên cao.


bản cát cát

Bản Cát Cát Sapa


Một vài kinh nghiệm đi bản Cát Cát cho bạn

Trên đường trờ về, từ điểm dừng chân cuối cùng của bản Cát Cát đến thị trấn là hơn 3km. Sau quá trình khám phá ngôi làng với quãng đường khá dài thì đoạn đường 3km để trở về đó sẽ khiến bạn khá mệt vì thế bạn nếu sức khỏe không tốt bạn nên đi xe máy và gửi xe ở cổng bản (không được đi xe ở trong bản).

Giá vé gửi xe máy là 10k Vé vào bản Cát Cát là 50k/người. Giá thuê quần áo dân tộc 50k/người
bản cát cát

Những bộ quần áo dân tộc sặc sỡ


Trước cổng bản có rất nhiều cửa hàng cho thuê quần áo dân tộc, bạn có thể sắm cho mình một bộ . Ngoài ra còn nhiều phụ kiện khác đi kèm mà bạn có thể thuê thêm như ô che nắng của người dân tộc,…

Khách sạn Sapa giá rẻ

Một chú ý nhỏ nữa là lúc mua vé, ở quầy bán vé có rất nhiều những tấm bản đồ. Bạn có thể lấy miễn phí và tấm bản đồ đó rất hữu dụng. Trên đó có ghi tất cả các điểm tham quan nổi tiếng ở bản Cát Cát và hướng dẫn đường đi – rất hữu dụng


bản cát cát

Đứa bé dân tộc Sapa


Bạn nên chuẩn bị trong túi ít kẹo vì trên đường tham quan bản có rất nhiều những đứa bé dân tộc sẽ đi theo bạn. Mấy bé đó bán đồ thủ công và mời bạn mua hàng, nếu bạn không muốn mua hãy cho mấy bé đó viên kẹo là chúng sẽ không bám theo bạn nữa.

Bản Cát Cát có gì đẹp?


bản cát cát

Làng nghề thủ công ở bản Cát Cát


Khu du lịch bản Cát Cát có rất nhiều những điều thú vị và hấp dẫn để cho bạn khám phá. Từ những con đường nhỏ, những ngôi nhà bé xíu, làng nghề thủ công, thác suối, Gem valley bản Cát Cát,..

Đường dẫn vào bản Cát Cát

Trên hành trình khám phá bản Cát Cát, có 2 con đường chắc chắn sẽ để lại cho bạn nhiều ấn tượng nhất. Là con đường đi đến bản Cát Cát và đoạn đường bậc thang từ cổng của bản Cát Cát dẫn lối vào bên trong bản.


Trên quãng đường gần 2 km dẫn vào bản, bạn sẽ không phải nôn nóng sốt ruột đâu, thay vào đó bạn sẽ bị hớp hồn bởi khung cảnh đất trời quanh nó. Một bên là những dãy núi cao trùng trùng, một bên là thung lũng Sapa hiện lên với những cánh đồng bậc thang bát ngát.


Trên con đường này bạn sẽ được đi qua một quán cafe Sapa đẹp nhất thị trấn. Đường này khá dốc và ở độ cao lớn hơn so với bản Cát Cát nên bạn sẽ được ngắm nhìn toàn bộ bản làng từ trên cao với những nếp nhà san sát nhau hòa nhập vào với cỏ cây hoa lá.

Khách sạn Sapa giá rẻ

Con đường bậc thang lát đá


Bước qua cánh cổng dẫn lối vào Cát Cát, bạn sẽ bị bất ngờ bởi con đường bậc thang rộng chỉ đủ hai hàng người đi và được lát bằng đá bóng loáng. Con đường khá dốc lọt thỏm giữa hai dãy nhà tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.


Nằm dọc hai bên đường là những quầy hàng với đủ các thứ đồ thủ công như: trang sức dân tộc, đồ thổ cẩm, những món ăn đặc sản Sapa,… khiến du khách không cưỡng lại được mà dừng lại chút, mua vài ba món đồ cho mình và cho người thân làm quà.

Những ngôi nhà dân tộc mộc mạc


Những ngôi nhà này được hình thành từ những năm của thế kỷ 19, bản Cát Cát của người h’mông. Là những gia đình người Mông sống dựa trên lưng chừng núi, bên cạnh những những sườn đồi trồng trọt chăn nuôi để sinh sống.


Những ngôi nhà ba gian được làm bằng gỗ hay còn gọi là “nhà trình tường”, có lẽ bạn đã từng bắt gặp nó trong những bộ phim Việt Nam lấy bối cảnh của vùng Tây Bắc. Không gian bên trong của những ngôi nhà vô cùng đơn giản, cái bếp ngay cạnh chỗ tiếp khách, chỗ ăn, chỉ có thêm một hai gian chỗ ngủ riêng.


Trên con đường đá bậc thang bạn sẽ được chiêm ngưỡng rõ nhất những ngôi nhà này. Tuy nhỏ bé đơn sơ nhưng lại rất xinh xắn với một vài chậu hoa, chậu cây đặt ở trên mái nhà, đôi khi là cái xích đu bằng gỗ trước cửa nhà cho mấy đứa trẻ nô đùa.

GIỚI THIỆU KHU DU LỊCH BẢN CÁT CÁT – SAPA

Thiên đường săn mây Sapa đã không còn xa lạ với nhiều du khách trong và ngoài nước. Nơi đây được coi là niềm tự hào của vùng núi Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. Giữa khung cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ, cảnh vật hữu tình mà chắc chắn du khách không thể bỏ qua chính là bản Cát Cát - ngôi làng cổ đẹp nhất rừng Tây Bắc.

Xem thêm: Đồng Hồ Automatic Nhật Bản Được Nhiều Người Ưa Chuộng, Đồng Hồ Cơ Nhật Bản Chính Hãng

*

Bản Cát Cát đặc biệt như thế nào?

Bản Cát Cát thực sự hấp dẫn bởi những ngôi nhà gỗ đơn sơ, mộc mạc, những con suối nhỏ róc rách, những sản phẩm thổ cẩm sặc sỡ, do chính tay những người nông dân sinh sống ở đây dệt thành và những nét văn hóa truyền thống, đa dân tộc tạo cho du khách những cảm giác mới mẻ.

Ghé thăm ngôi làng xinh đẹp này để du khách có thể biết thêm về những truyền thống và phong tục, tập quán đặc biệt của những dân tộc anh em đang sinh sống tại đây. Đây là ngôi làng nằm trên đồi, nó gần nhất và được coi là dễ di chuyển nhất ở Sa Pa. Con đường nhỏ để du khách có thể đến ngôi làng sẽ ẩn chứa một khung cảnh tuyệt vời khiến du khách cảm thấy khó quên.

Đường đến bản Cát Cát khá đẹp, bạn sẽ đi qua những cung đường uốn lượn quanh co, hai bên xung quanh là ruộng bậc thang và những ngôi nhà nhỏ mộc mạc, đơn sơ nhưng lại tạo cho bạn một cảm giác quen thuộc, gần gũi. Khi đi bộ xuống bản Cát Cát, bạn sẽ phải băng qua những tấm bê tông khá dốc để có thể đến được với những bậc đá sẽ dễ đi hơn. Tiếp tục đi qua cầu Si, bạn sẽ đến được trung tâm của bản Cát Cát, nơi hội tụ của ba dòng suối: suối Tiên Sa, suối Vàng và suối Bạc - những con suối đẹp nhất Sapa.

Những ngôi nhà ở bản Cát Cát

Được người dân khai phá từ giữa thế kỷ 19, bản Cát Cát là nơi sinh sống của rất nhiều những gia đình của người dân tộc H"Mông. Họ sinh sống ở trên sườn đồi, sống quây quần với nhau và cùng chăn nuôi, trồng trọt tại những thửa ruộng bậc thang. Đến thăm bản Cát Cát, du khách sẽ thấy lạ lẫm với những ngôi ba gian được xây dựng bằng gỗ. Những ngôi nhà bằng gỗ đó thường được gọi là “Nhà Trình Tường”, bên trong ngôi nhà khá đơn sơ, giản dị, có nơi thờ tự riêng, có 3 cửa đi, cửa chính nằm ở giữa và bếp ở trong nhà.

Nghề thủ công ở bản Cát Cát

Ngoài làm ruộng, trồng trọt trên những thửa ruộng bậc thang đó, người dân bản Cát Cát còn sinh sống dựa vào làng nghề thủ công. Đây cũng là lý do để giải thích cho việc những người dân sinh sống ở đây luôn giỏi trồng hoa, dệt vải, chạm khắc bạc, làm đồ trang sức. Vải thổ cẩm của người H"Mông chỉ có bốn màu chủ đạo: xanh, đỏ, trắng và vàng nhưng vải lại có nhiều họa tiết, hoa văn độc đáo, tinh tế,… với kỹ thuật nhuộm màu từ tro, lá rừng đều là từ những nguyên liệu tự nhiên. Các sản phẩm bạc, đồng, nhôm ở bản Cát Cát rất phong phú, đa dạng như vòng cổ, vòng tay, nhẫn,... và được nhiều người dân ở đây vô cùng ưa chuộng.

Văn hóa và trang phục truyền thống của bản Cát Cát

Người dân trong bản Cát Cát vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng và trang phục truyền thống của người dân tộc H"Mông. Phụ nữ ở đây vẫn dùng vải quấn đầu để làm khăn, áo có thêu họa tiết độc đáo. Thắt lưng được thêu họa tiết lạ mắt ở hai đầu dây. Váy có dạng hình chữ A, được xếp nhiều nếp gấp thể hiện sự mềm mại nhưng vẫn có phần khỏe khoắn. Nam giới vẫn đội nón bằng vải lanh, mặc áo sơ mi sát nách, bên ngoài khoác thêm áo dài.

Người dân ở bản Cát Cát vẫn giữ tục "bắt vợ". Nếu họ yêu một cô gái nào đó, họ sẽ thể hiện bằng cách "bắt cô gái đó về" và giữ cô gái đó ở nhà của họ trong ba ngày. Sau đó, nếu cô ấy đồng ý làm vợ người đàn ông đó thì họ sẽ tổ chức đám cưới hoặc sẽ làm bạn với nhau.

Nếu đi du lịch bản Cát Cát vào đầu năm, bạn sẽ có cơ hội tham dự lễ hội Gầu Tào. Lễ hội này được tổ chức để cầu may, cầu phúc cho mọi người dân. Ngoài ra, du khách còn được ngắm những điệu múa đặc trưng của dân tộc Mông, sáo, khèn, hát của người Mông hoặc thậm chí là được tự mình trải nghiệm những điều đặc biệt đó.

Những món ăn tuyệt vời ở bản Cát Cát

Bản Cát Cát có rất nhiều những món ăn được chế biến rất độc đáo, công phu, thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Chẳng hạn như rượu cần, thắng cố, thịt trâu gác bếp, gà, măng nhái, bánh ngô, đậu que,… Tất cả các món ăn này đều là những món ăn đặc sắc, ngon mắt, ngon miệng đối với tất cả mọi người để lại cho du khách những cảm giác khó quên.

Đến Bản Cát Cát ở Sapa bằng cách nào?

Bản Cát Cát thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sapa, từ trung tâm thị trấn Sapa đến cổng bản chỉ mất hơn 2km. Hình thức đi bộ sẽ là hợp lí nhất để bạn có thể ngắm nhìn tất cả mọi cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt vời xung quanh, cũng có thể giao tiếp được với những người dân buôn bán ở đây.

Trên hành trình khám phá bản Cát Cát, có 2 con đường chắc chắn sẽ để lại cho bạn rất nhiều những ấn tượng khó quên. Đó chính là đường vào bản Cát Cát và con đường bậc thang từ cổng bản Cát Cát dẫn vào bên trong bản làng xinh đẹp này.

Bạn chỉ phải đi quãng đường khoảng chừng 2km là sẽ có thể đến được bản Cát Cát. Khi tới đya, bạn có thể được chiêm ngưỡng những khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời và gặp gỡ những con người dễ mến. Một bên là những dãy núi cao trùng điệp, một bên là thung lũng Sapa hiện ra với những thửa ruộng bậc thang bao la, rộng lớn.

Lối đi cầu thang bằng đá: khi bước qua cổng dẫn vào bản Cát Cát, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi nơi đây có cầu thang rộng, vừa tầm hai hàng người và được lát bằng đá bóng nhìn vô cùng bắt mắt. Con đường này khá dốc, nằm giữa hai dãy nhà tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp khiến cho du khách mê mẩn.

Bản Cát Cát luôn là nơi tuyệt vời để dành cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Bản Cát Cát quả thực xứng đáng với danh xưng "Ngôi làng cổ đẹp nhất vùng Tây Bắc". Bạn hãy xách balo lên và đi đến đây ngay để có thể khám phá được vẻ đẹp tuyệt vời của bản Cát Cát nhé!