Top 25 món ăn vặt dễ làm và cực tốt cho bé yêu, 13 món ăn vặt cho bé mới tập đi vừa ngon, vừa bổ

-
Mẹ đảm trổ tài với 14 cách làm món bánh ăn vặt con vừa ăn ngon lại nạp đầy chất dinh dưỡng thiết yếu

Bỏ túi cho mẹ những món ăn vặt cho trẻ vô cùng đơn giản, dễ làm lại đủ chất dinh dưỡng giúp con lớn khôn và phát triển toàn diện.

Bạn đang xem: Top 25 món ăn vặt dễ làm và cực tốt cho bé yêu


Tại sao trẻ lại cần bổ sung bữa ăn vặt hàng ngày?

Ai làm mẹ mà chẳng muốn nhìn con cao lớn, phát triển cân nặng, chiều cao mỗi ngày không kém cạnh chúng bạn đồng trang lứa. Và mẹ cũng chẳng đành lòng khi thấy con lười ăn, hấp thụ dinh dưỡng kém nên nhiều khi cứ bị hiểu lầm con kém tuổi hơn bạn bè.Bữa ăn phụ là ly nước cam, bánh kẹo sẽ không cung cấp đủ năng lượng cần thiết trong ngày. Thông thường ở độ tuổi từ 1 tới 3 tuổi, trẻ cần 110 calo/kg cân nặng, tính ra nhu cầu năng lượng cần nạp hàng ngày vào khoảng 900-1400 Kcal cho trẻ nặng 9-14 kg theo tỷ lệ thành phần sinh năng lượng là Đạm : Béo : Đường bột = 15 : 20 : 65.



Nhu cầu lớn nhưng trẻ càng nhỏ tuổi thì thể tích dạ dày càng bé. Những món ăn vặt cho trẻ xen kẽ bữa chính sẽ cung cấp nguồn năng lượng đầy đủ, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng chiều cao, cân nặng và phát triển não bộ.

Thời gian biểu lý tưởng cho trẻ ăn vặt

Mẹ nấu món ăn vặt cho trẻ vào khoảng 2-3 tiếng sau bữa chính buổi sáng, chiều và có thể đa dạng hóa cách chế biến theo khẩu vị của trẻ.



Một số loại thực phẩm ăn vặt cần tránh

Bên cạnh trứng, trái cây, rau củ quả, phô mai là những thực phẩm nấu hàng ngày, những loại đồ ăn sau dễ khiến trẻ bị mắc nghẹn mẹ cần tránh: nho hoặc cà chua nguyên trái, kẹo hình viên đậu, hạt bí, hạt hướng dương, bỏng ngô, cà rốt chưa nấu chín dừ. Dưới đây là một số gợi ý công thức làm món ăn vặt cho trẻ đầy đủ chất xơ, đạm và béo mẹ có thể tham khảo.

Bánh rán đậu Hà Lan - Món ăn vặt cho trẻ hỗ trợ hệ thống tiêu hóa

100g đậu Hà Lan nấu chín chứa 64 calo, 7g đạm và các loại vitamin A, C, chất sắt, canxi giúp trẻ phòng tránh các vấn đề liên quan tới đường ruột, tim mạch. Khi chọn đậu Hà Lan làm món ăn vặt cho trẻ, mẹ tìm quả tươi, vỏ bóng, bẻ cuống phải thấy giòn và không lấy quả bị héo, vỏ sần.


- Đun sôi 3 chén (400g) đậu Hà Lan trong 4 phút và để ráo nước.

- Thêm 210g bột mì đa dụng, trứng, hành lá và 1/2 đậu Hà Lan xay thành hỗn hợp.

- Trộn tiếp phần đậu Hà Lan còn lại với 55g phô mai feta và 2 muỗng canh rau mùi tây thái nhỏ.

- Thả từng thìa hỗn hợp vào chiên trong dầu ăn khoảng 2 phút đến khi chuyển vàng.

2. Bánh phô mai bông cải xanh - Món vặt ngon miệng tốt cho xương chắc khỏe

Bông cải xanh chứa nhiều kali và canxi rất tốt cho xương, đồng thời vitamin K có tác dụng hỗ trợ phát triển nhận thức và trí nhớ cho trẻ.



- Làm nóng lò đến 450 độ. Phủ giấy bạc lên khay và xịt dung dịch xịt chống dính.

- Đặt 3 chén bông cải xanh thái nhỏ vào một tô cỡ trung và phủ giấy bọc thực phẩm lên. Chọc thủng một vài lỗ để thoát hơi. Hâm nóng bông cải xanh trong lò vi sóng khoảng 4 phút.

- Lấy bông cải xanh ra. Trộn đều với hỗn hợp 1/4 muỗng cà phê bột tỏi, 1/4 chén phô mai Parmesan nạo sợi nhỏ, 3/4 chén phô mai Cheddar xắt nhỏ 1 quả trứng.

- Nắm thành từng miếng nhỏ nhỏ, đặt lên khay nướng khoảng 18-20 phút.

3. Bánh rán ngô và đậu Hà Lan - Bữa ăn phụ cho trẻ giàu khoáng chất

Ngô chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho bé như A, E, B1, B6, C, pantothenic acid, kali, canxi, mangan, sắt, choline và phốt pho.Bánh ngô đậu khá mềm và tiện lợi cho các bé đang tập cầm nắm.



- Trộn hỗn hợp 100g bột mì đa dụng, 1 thìa bột nướng vào bát lớn, 1 quả trứng và 100ml sữa tươi.

- Trộn đều hỗn hợp 200g đậu Hà Lan, 1 bắp ngô ngọt, hành lá.Nêm muối và tiêu.

- Cho vào từng muỗng hỗn hợp vào chảo rán vừa lửa khoảng 5 phút cả 2 mặt. Lấy thìa ấn nhẹ bề mặt.

4. Bánh mâm xôi và dừa

Nếu như quả mâm xôi dồi dào vitamin C thì chất selen trong dừa khô kích thích cơ thể trẻ sản xuất selenoprotein giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh nhiều bệnh tật.Mẹ có thể cho thêm nho khô hoặc trái cây vào món ăn để gia tăng vị.



- Cho 110g yến mạch, 56g bột hạnh nhân, 28g dừa khô không ngọt, 134g quả mâm xôi đông lạnh được rã đông và nghiền, 10g muỗng canh dầu dừa một tô trộn cho đến khi quyện lại.

- Viên thành hình tròn. Cất giữ vào hộp kín và để trong tủ lạnh.

5. Bánh chuối - Món ăn vặt tốt cho não bộ

Với những bé muốn tăng cân thì chuối là một sự lựa chọn hoàn hảo bởi chúng rất giàu protein. Ngoài ra, chuối cũng kích thích sự phát triển não bộ với nguồn vitamin B6 dồi dào.


- Cho 1 quả chuối, 60ml sữa và bột quế vào tô rồi nghiền hoặc trộn cho đến khi mịn.

- Đun nóng chảo. Nhúng bánh mì cắt hình chữ nhật vào hỗn hợp chuối và chiên 1-2 phút mỗi mặt.

6. Viên bánh khoai lang - Bữa ăn vặt cho trẻ ngăn ngừa virus cảm cúm

Khoai lang chứa nhiều vitamin C hỗ trợ phòng chống virus cúm và cảm lạnh, có lợi với hệ tiêu hóa của trẻ. Đây cũng làmón ăn vặt cho trẻ luyện tập thói quen tự ăn.


- Trộn khoai lang nghiền, dầu ăn, đường nâu, quế và nước trong bát cỡ vừa.Thêm ngũ cốc hoặc bột nếu bột nhào vẫn ướt.

- Cho hỗn hợp trên vào túi nhựa chuyên đựng thực phẩm rồi cắt một lỗ nhỏ. Sau đó nặntừng viên nhỏ ra khay nướng.

- Làm nóng lò đến 350 độ. Nướng khoảng 15 phút.

7. Bánh cupcake

Những chiếc bánh nướng xốp này sẽ bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho trẻ.


- Trộn bột mì, bột nở, baking soda, và gia vị vào một tô.

- Trộn trứng với bí ngô, mơ nghiền, dầu, mật mía và vani.

- Đổ các nguyên liệu ướt vào nguyên liệu khô rồi trộn đều. Khuấy với việt quất vẫn còn đông

lạnh để chúng không bị vỡ trong bột.

- Múc từng thìa hỗn hợp cho vào các ô nhỏ trên khay đã được làm trơn.

- Nung nóng lò đến 180 độ C. Nướng khoảng 10 phút (bánh nhỏ), 20 phút (bánh cỡ trung).

8. Bánh cam việt quất kem phô mai

Hệ thống miễn dịch, bộ xương và hệ tiêu hóa của bé sẽ được tăng cường với các chất cólợi trong cam và việt quất.


- Cho 250g kem pho mát, 1 quả trứng, 1 muỗng canh vỏ cam rồi trộn đến khi quyện lại.

- Chia thành ba phần trộn rồi cho thêm việt quất để lạnh khoảng 2 giờ.

- Làm nóng lò đến 350 độ.

- Cuộn thành hình tròn, đặt vào khay đã trải giấy nến nướng khoảng 15-16 phút. Để bớt nóng khoảng 2 phút và đổ vào giá để nguội.

- Khuấy hỗn hợp đường, vỏ cam, nước cam vào tô nhỏ rồi cho lên bánh.

9. Bánh mì chuối

Bánh chuối sẽ giúp chị em tiết kiệm đáng kể thời gian bếp núc.


- Trộn đều ¾ chén bột yến mạch, ½ chén bột protein hoặc vani, quế, muối biển và ½ chén chất làm ngọt dạng hạt vào tô lớn. Cho thêm ½ chén chuối nghiền. Nếu sử dụng chocola chip cũng thêm vào luôn.

- Cho ¼ chén bơ đậu phộng và chất làm ngọt dạng lỏng vào bát (có thể sử dụng trong lò vi sóng) cho đến khi tan chảy. Đổ hỗn hợp ướt vào hỗn hợp bột/chuối đến khi quyện lại.

- Cho sữa. Dùng tay nặn thành hình tròn và để lạnh ít nhất 20 phút.

10. Bánh chuối cam - Bữa ăn phụ no nê ngon miệng

Chỉ với ba nguyên liệu cơ bản, mẹ có thể chế biến món vặt cho trẻ thơm ngon, bổ dưỡng.Nước cam chứa khá nhiều vitamin C hố trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống oxy hóa.


- Nghiền 1 quả chuối vào tô rồi trộn đều với 40ml nước cam, 75g yến mạch.

Xem thêm:

- Tạo hình hỗ hợp thành bánh tròn nhỏ rồi đặt lên khay.

- Làm nóng lò đến 170 độ C và chuẩn bị khay nướng đã được trải giấy nến. Nướng khoảng 10 phút để nguội.

11. Bánh chuối

Món bánh ăn vặt này không chỉ giúp mẹ tiết kiệm đáng kể thời gian bếp núc mà với thành phần chính là chuối chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của trẻ.


- Nghiền 2-3 quả chuối chín trộn đều với 1 chén yến mạch, ¼ chén sữa hạnh nhân.

- Cho từng thìa hỗn hợp vào các ô trên khay bánh và nướng khoảng 10-15 phút ở 180 độ C.

12. Bánh nướng rau củ - Món vặt cho bé lười ăn rau củ

Món bánh này chứa nhiều thành phần rau củ giàu dinh dưỡng đặc biệt có lợi cho sức khỏe của trẻ như cà rốt, bông cải xanh và đậu Hà Lan.


- Luộc 2 củ khoai tây, 2 củ cà rốt rồi trộn với ½ chén bông cải xanh (phần ngọn) và ½ chén đậu Hà Lan.

- Nghiền phần rau cũ đã luộc để nguội hoặc cho vào máy xay nếu bé muốn ăn mềm.

- Khi hỗn hợp còn nóng, cho phô mai cắt nhỏ vào để tan chảy.

- Cho 1 quả trứng vào trộn đều rồi nêm nếm gia vị.

- Lấy hỗn hợp viên thành hình tròn rồi lăn qua bột bánh mỳ. Nhẹ nhàng làm phẳng trước khi

đặt vào khay nướng.

- Làm nóng lò tới 200 độ và cho hỗn hợp vào nướng khoảng 25-30 phút.

13. Bánh khoai lang - Món ăn vặt tốt cho giấc ngủ

Món ăn có nguyên liệu chính là khoai lang - loại thực phẩm chứa choline giúp bé ngủ ngon.


- Khoai bóc vỏ, thái nhỏ, luộc với 450g đậu gà trong 20 phút.

- Xay khoai, đậu Hà Lan, dầu, và sữa. Nêm đường nâu và bột quế

- Làm nóng lò tới 350 độ F. Đổ hỗn hợp vào giấy nến hoặc khay nướng đã làm trơn.

- Nướng trong 25 phút, lật lại rồi nướng thêm 10-15 phút.

14. Bánh quy

Với những trẻ đang tập cầm nắm và luyện thói quen tự ăn, bánh quy chính là một gợi ý hoàn hảo cho con hình thành những kỹ năng cầm nắm và trải nghiệm hương vị ngọt ngào đầu đời.


- Trộn ¼ trái bơ, 1 quả trứng và ¼ chén sốt táo, 1 chén ngũ cốc, ½ muống cà phê baking soda lại với nhau.

- Làm thành 24 hình tròn nhỏ và đặt lên khay nướng đã làm trơn.

- Làm phẳng các quả bóng bằng lòng bàn tay.

- Nung nóng lò đến 375 độ F. Nướng khoảng 10 phút.

- Sau khi nguội, cất vào hộp kín trong tủ lạnh.

Với những gợi ý về món ăn vặt cho trẻ này trên đây, hy vọng mẹ đã “thu hoạch” thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích để nuôi con khôn lớn, khỏe mạnh mỗi ngày.


Chia sẻ
Thích
Đọc thêm
trụ sở hà nội
Tầng 21, Tòa nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 024 7309 5555, máy lẻ 370
contact
afamily.vn
VPĐD tại TP.HCM
Tầng 4, Tòa nhà 123 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.73077979
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung:
Bà Nguyễn Bích Minh.
LIÊN HỆ MARKETING & HỢP TÁC NỘI DUNG
marketing
afamily.vn
Chat với tư vấn viên
LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
giaitrixahoi
admicro.vn
Tầng 20, Tòa nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Chính sách bảo mật
Tầng 17, 19, 20, 21 Tòa nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2217/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019

Trẻ mới biết đi luôn tỏ ra thích thú với một số món ăn vặt cho trẻ ngon lành và hấp dẫn. Trong bài đăng này, chuyên mục chăm sóc bé 0 - 3 tuổi sẽ giúp cung cấp một số công thức nấu ăn mà các mẹ có thể thử làm cho bé.

Trong giai đoạn chập chững biết đi, tốc độ phát triển tương đối nhanh khiến trẻ thường xuyên bị đói. Ba mẹ nên kiểm soát đồ ăn vặt mà trẻ thường ăn, không để trẻ liên tục ăn những món không lành mạnh. Để hạn chế điều nay, ba mẹ nên tự chuẩn bị đồ ăn vặt lành mạnh cho bé. Hãy theo dõi bài viết này để biết danh sách các công thức nấu đồ ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ mới biết đi.

1Một số cách lý tưởng để cung cấp đồ ăn nhẹ cho trẻ mới biết đi

Có một số cách kết hợp và công thức mà ba mẹ nên biết để chuẩn bị đồ ăn nhẹ cho trẻ. Dưới đây là một số điểm quan trọng cần lưu ý để có một bữa ăn nhẹ lành mạnh cho trẻ mẫu giáo.

Đồ ăn nhẹ không được thay thế bữa ăn

Khi cho trẻ ăn dặm, ba mẹ vấn phải cho trẻ ăn sáng, trưa và tối thích hợp. Thức ăn nhẹ chỉ được bổ sung trong chế độ ăn uống của trẻ mới biết đi chứ không phải là món chính.

Tuân theo số lượng

Một cách để ngăn trẻ bỏ bữa do ăn vặt là cho trẻ giảm số lượng đồ ăn vặt. Các chuyên gia khuyến nghị không 8 muỗng canh đến 16 muỗng canh khẩu phần thức ăn nhẹ cho mỗi bữa ăn nhẹ. Điều này ngăn ngừa việc ăn quá nhiều đồng thời để lại đủ không gian trong dạ dày của trẻ cho các bữa ăn chính trong ngày.

Có thời gian ăn nhẹ cụ thể

Bằng cách cho ăn vặt vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Điều này thiết lập một thói quen ăn vặt lành mạnh và trẻ sẽ cảm thấy đói vào một giờ cố định. Điều này cũng hạn chế trẻ ăn vặt theo giờ giấc không hợp lý. 

Hạn chế sự lựa chọn cho đồ ăn nhẹ

Không cung cấp quá nhiều sự lựa chọn. Nếu ba mẹ cung cấp nhiều món hoặc thay đổi thực đơn ăn dặm thường xuyên, trẻ không thể phát triển khẩu vị đối với một loại thức ăn cụ thể và mất hứng thú rất nhanh.

Vẫn còn rất nhiều cách để chuẩn bị đồ ăn nhẹ lành mạnh cho trẻ mới biết đi. Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm.

2Bí quyết ăn nhẹ cho trẻ mới biết đi

Chúng tôi giới thiệu cho bạn các công thức nấu ăn dặm tốt nhất cho trẻ mới biết đi trong các danh mục ý tưởng đồ ăn dặm khác nhau.

Đồ ăn nhẹ làm từ rau cho trẻ mới biết đi1. Nước Xốt Rau Với Bánh Mì
*

Nước xốt rau với bánh mì (Ảnh: Shutterstock)

Bánh mì nướng đơn giản có một sự biến tấu thú vị khi ăn kèm với nước sốt rau củ, sữa chua.

Cần chuẩn bị 

480ml sữa chua tươi không đường60g rau bina rửa sạch và cắt nhỏ30g rau mùi thái nhỏ1 nhánh tỏi1/2 thìa cà phê muối
Lát bánh mì nguyên cám

Cách làm

Trộn sữa chua, rau mùi, rau bina và tỏi với nhau.Cho hỗn hợp nước chấm vừa làm vào tủ lạnh trong vài giờ để nó đặc lại.Nướng một ít bánh mì, cắt từng lát thành bốn miếng, nhúng từng miếng vào nước sốt trước khi đưa cho trẻ..

Ngoài bánh mì nướng với xốt rau củ, mẹ cũng có thể làm món cháo bánh mì cho bé ăn dặm để bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé 6 tháng nữa đấy.

2. Rau củ chiên cầu vồng

Đây là một món ăn nhẹ đầy màu sắc, thú vị và tốt cho sức khỏe. 


*

Rau củ chiên cầu vồng (Ảnh: Shutterstock)

Cần chuẩn bị

Cà rốt, khoai lang, củ dền, củ dền cắt lát mỏng1 thìa cà phê dầu thực vật

Cách làm

Làm nóng lò nướng ở 200 độ C. Bôi dầu thực vật lên khay nướng.Đặt các lát rau củ vào khay nướng, quét 1 lớp dầu thực vật lên trên và đặt khay nướng vào lò.Nướng trong 25 phút hoặc cho đến khi các lát rau co lại và có màu nâu nhạt. Mang chúng ra khỏi lò và ba mẹ đã có một món ăn nhẹ vui nhộn đầy màu sắc cho trẻ,
3. Salad ngô (bắp)

Đây là công thức hoàn hảo cho một món salad lành mạnh với một chút nước cốt chanh, mang lại hương vị thơm ngon hấp dẫn.


*

Salad ngô (Ảnh: Shutterstock)

Cần chuẩn bị

1 chén hạt ngô tươi1 chén hành tây thái nhỏ1 chén cà chua thái nhỏ30g rau mùi tươi2 thìa nước cốt chanh1/2 thìa cà phê muối

Cách làm

Luộc ngô và hành tây cho đến khi chín mềm.Cho ngô và hành tây đã nấu chín vào một tô lớn. Thêm cà chua, rau mùi, nước cốt chanh và muối.Trộn đều các loại rau. Và như vậy, món ăn nhẹ rau củ cho trẻ mới biết đi đã sẵn sàng.

Bên cạnh việc dùng ngô trộn với salad, mẹ cũng nên lấy ngô để chế biến một số món ăn dặm cho con như cháo bắp cho bé ăn dặm, bánh bắp, ... cho thực đơn ăn dặm kiểu Nhật của bé.

Đồ ăn nhẹ protein cho trẻ mới biết đi4. Bơ đậu phộng cuộn

Một món ăn nhẹ đơn giản, có 3 nguyên liệu được xem là thực phẩm giàu protein cho trẻ và có rất nhiều chất dinh dưỡng.

Cần chuẩn bị

230 - 460g bơ đậu phộng1/4 lát bánh mì

Cách làm

Trộn bơ đậu phộng và ngũ cốc. Phết hỗn hợp lên một miếng bánh mì nhỏ.Cuộn bánh mì. Cho cuộn vào tủ lạnh từ ba đến bốn giờ và món ăn nhẹ giàu protein đã sẵn sàng.5. Cá phết bánh quy giòn
*

Cá phết bánh quy (Ảnh: Shutterstock)

Bánh quy giòn kết hợp với thịt cá bổ dưỡng là cách làm bánh ăn dặm cho bé tạo nên một bữa ăn nhẹ thịnh soạn cho con mới tập đi.

Cần chuẩn bị

500g cá tươi không xương60g rau mùi tươi1/2 thìa cà phê muối1/3 thìa cà phê tiêu đen500ml nước

Cách làm

Luộc cá cho đến khi cá chín mềm. Cho cá và nước lọc vào máy xay.Thêm rau mùi, muối, hạt tiêu đen vào trộn chung với cá đã xay
Cho hỗn hợp trên vào bát và dùng để chấm với bánh quy giòn.6. Đậu phụ áp chảo
*

Đậu phụ sap chảo (Ảnh: Shutterstock)

Món đậu phụ chiên giòn rất dễ chế biến và giàu chất đạm.

Cần chuẩn bị:

1 miếng đậu hũ 1-2 thìa cà phê dầu thực vật

Cách làm

Đun nóng dầu
Cho đậu phụ vào chiên trên lửa vừa
Đồ ăn nhẹ từ trái cây dành cho trẻ mới biết đi7. Trái cây xay nhuyễn ăn kèm với bánh quy giòn

Trái cây xay nhuyễn ăn với bánh mì (Ảnh: Shutterstock)

Rải trái cây xay nhuyễn lên bánh quy giòn để có một bữa ăn nhẹ hoàn hảo cho trẻ trong bất kỳ thời điểm nào.

Cần chuẩn bị

2 cốc trái cây các loại dâu tây, lê, việt quất1 ly nước
Một gói bánh quy giòn không muối

Cách làm

Xay trái cây với nước để tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Trải đều hỗn hợp trái cây này lên bánh quy giòn. Như vậy là ba mẹ đã chuẩn bị xong món ăn nhẹ cho trẻ. Ba mẹ cũng có thể cho bánh quy vào tủ lạnh trong vài giờ để hỗn hợp trái cây đặc lại.

Với món ăn vặt này, ba mẹ có thể bổ sung vào thực đơn bữa phụ cho bé 6 tháng hoặc bữa phụ cho bé ăn dặm BLW để con tập ăn dặm tự chỉ huy tốt hơn

8. Salad trái cây

Salad trái cây (Ảnh: Shutterstock)

Cần chuẩn bị

Hỗn hợp dâu tây, táo cắt nhỏ, chuối, sung và cam1 thìa nước cốt chanh

Cách làm

Cho các loại trái cây vào tô lớn, tán nhuyễn và đổ nước cốt chanh lên trên.9. Bánh mì nướng trái cây

Bánh mì nướng trái cây (Ảnh: Shutterstock)

Bánh mì nướng có thể được dùng chung với bất kỳ loại trái cây nào phủ lên trên, kể cả là trái cây xay nhuyễn

Cần chuẩn bị

Quả việt quất
Dâu tây3-4 cốc nước
Bánh mì nguyên cám cắt lát

Cách làm

Rửa sạch trái cây, luộc táo cho mềm.Cho táo đã luộc, dâu tây cắt lát và việt quất vào máy xay sinh tố. Đổ nước vào và trộn thành một hỗn hợp đặc sệt.Nướng bánh mì, sau đó phết hỗn hợp trái cây xay nhuyễn lên từng lát bánh mì.Đặt các lát bánh mì vào tủ đông trong vài giờ, như vậy món ăn nhẹ thơm ngon đã sẵn sàng.Đồ ăn nhẹ phô mai cho trẻ mới biết đi10. Pizza mini

Pizza mini (Ảnh: Shutterstock)

Cần chuẩn bị

Ớt chuông thái nhỏ
Cà rốt thái nhỏ1 muỗng canh tương cà3-4 lát bánh mì1 muỗng canh dầu thực vật

Cách làm

Cho một vài giọt dầu vào chảo và đặt lát bánh mì với một ít tương cà chua lên trên.Luộc rau cho đến khi chín mềm rồi cho vào bánh mì.Bào phô mai mozzarella trên lát. Thêm một số loại rau lên trên.Đậy nắp chảo và để bánh mì nướng trên ngọn lửa nhỏ cho đến khi phô mai tan chảy. Để bánh mì nguội trước khi cho trẻ ăn dặm.11. Phô mai Cottage hữu cơ và rau trộn

Đây là một món ăn phù hợp với thực đơn ăn dặm chay cho bé mà các mẹ nên thử:


Phô mai hữu cơ và rau trộn (Ảnh: Shutterstock)

Cần chuẩn bị

230g pho mát
Cà rốt thái nhỏ
Đậu xanh thái nhỏ1 thìa cà phê dầu thực vật

Cách làm

Luộc cà rốt và đậu cho mềm. Trong lúc chờ đợi, đun nóng một ít dầu trong chảo. Chiên phô mai cho đến khi phô mai tươi chuyển sang màu nâu nhạt.Hãy để chế phẩm ở nhiệt độ phòng và món ăn nhẹ hữu cơ ngon cho trẻ mới biết đi này đã sẵn sàng để phục vụ.12. Phô mai cuộn rau củ

Phô mai cuộn rau củ (Ảnh: Shutterstock)

Cần chuẩn bị

Ngô hạt
Khoai tây cắt hạt lựu
Cà rốt cắt hạt lựu1 thìa húng quế khô2-3 miếng phô mai

Cách làm

Luộc ngô, khoai tây và cà rốt cho đến khi mềm hoàn toàn.Lấy một miếng pho mát, trải đều các loại củ đã luộc chín lên trên. Rắc một ít húng quế khô và cuộn phô mai thành cuộn. Một bữa ăn nhẹ pho mát ngon cho trẻ mới biết đi đã sẵn sàng.Đồ ăn nhẹ nướng lành mạnh cho trẻ mới biết đi

13. Bánh quy sôcôla


Bánh quy socola (Ảnh: Shutterstock)

Cần chuẩn bị

400g bột mì1 thìa đường 2 muỗng canh bột ca cao không đường1 quả trứng
Kem sữa bò ít béo không đường1/2 thìa cà phê muối nở150ml nước nóng1 thìa cà phê dầu thực vật

Cách làm

Trộn đều bột mì, đường, bột cacao, trứng và kem trong tô lớn. Khuấy đều tất cả với nhau.Thêm baking soda vào nước nóng vào. Trộn đều hỗn hợp.Làm nóng lò nướng ở 180 độ C. Bôi dầu thực vật lên khay nướng. Đổ bột thành từng đống hình tròn nhỏ.Nướng trong 10 phút hoặc cho đến khi bánh chuyển thành vàng nâu. Để nguội trước khi cho trẻ ăn14. Trái cây khô cuộn

Trái cây khô cuộn (Ảnh: Shutterstock)

Cần chuẩn bị

400g bột mì tinh luyện250ml sữa bò nguyên chất1/3 thìa cà phê bột nở
Trái cây khô thái nhỏ1 thìa cà phê dầu thực vật

Cách làm

Trộn bột mì với sữa nguyên chất để tạo thành hỗn hợp bột nhão. Thêm muối nở và nhào thêm. Bột phải mềm và dính để dễ cán.Cắt bột thành những miếng nhỏ, hình chữ nhật nhỏ khoảng 3 ngón tay. Đặt các loại hoa quả khô đã thái nhỏ vào giữa miếng bột, cán mỏng và cuộn lại.Làm nóng lò ở 160 độ C. Bôi một muỗng cà phê dầu thực vật vào khay nướng. Đặt cuộn bột lên khay và nướng từ 10 đến 12 phút hoặc cho đến khi cuộn có lớp vỏ màu vàng nhẹ. Trái cây sấy khô tan chảy bên trong tạo cho cuộn ở giữa mềm, ngọt và dai.15. Snack trái cây khô và ngũ cốc

Snack trái cây khô và ngũ cốc (Ảnh: Shutterstock)

Cần chuẩn bị

400 - 600g bột mì
Chà là sấy khô
Hạt điều1-2 muỗng canh bột ca cao
Ngũ cốc cho trẻ mới biết đi2-3 cốc nước1/2 thìa cà phê muối nở1 thìa cà phê dầu thực vật

Cách làm

Cho tất cả các thành phần trong máy xay sinh tố cho đến khi nó trở thành một hỗn hợp đặc.Làm nóng lò nướng ở 180 độ C. Bôi dầu thực vật lên khay nướng. Đổ bột thành các cục dài hình khối vuông.Nướng trong 10 phút hoặc cho đến khi bột cứng lại và có màu vàng nâu. Để bánh nguội cho giòn hơn.Đồ ăn nhẹ từ trái cây sấy khô cho trẻ mới biết đi16. Trái cây sấy khô và ngũ cốc trộn

Trái cây sấy khô và ngũ cốc (Ảnh: Shutterstock)

Cần chuẩn bị

Nho khô, mơ khô, chà là khô cắt nhỏ
Ngũ cốc cho trẻ mới biết đi

Cách làm

Cho trái cây khô và ngũ cốc dành cho trẻ mới biết đi vào một bát lớn và trộn kỹ
Món ăn nhẹ dễ làm đã sẵn sàng, bạn có thể bảo quản để dùng tiếp. Nó là một món ăn nhẹ khô cho trẻ mới biết đi kết hợp với đồ uống như sữa hoặc sữa công thức

17. Hỗn hợp kem và trái cây sấy khô


Kem và trái cây sấy khô (Ảnh: Shutterstock)

Cần chuẩn bị

Kem sữa bò ít béo không đường
Chén trái cây khô như nho khô, táo khô, đào khô

Cách làm

Trộn kem trái cây và trái cây khô trong một cái tô lớn. Nếu bạn cần độ dày hơn, sau đó thêm nhiều trái cây khô.Lấy khuôn muffin đổ hỗn hợp kem và trái cây khô vào từng khuôn.Làm lạnh khuôn từ bốn đến năm giờ. Kem cứng lại và việc chế biến sẽ trở thành một món tráng miệng ăn nhẹ có thể ăn ngay từ khuôn.18. Trái cây sấy khô và trái cây xay nhuyễn

Trái cây sấy khô và trái cây xay nhuyễn (Ảnh: Shutterstock)

Cần chuẩn bị

Dâu tây
Sữa bò nguyên chất
Cốc trái cây sấy khô

Cách làm

Dâu tây rửa sạch, bỏ cuống, cắt dâu tây thành từng miếng nhỏ.Đổ dâu tây đã cắt nhỏ vào máy xay sinh tố và thêm sữa, xay nhuyễn.Trộn trái cây xay nhuyễn và sữa cùng với trái cây khô trong một cái tô lớn.Đổ hỗn hợp vào khuôn kem que và để đông qua đêm. Ngày hôm sau, bé đã có ngay một món ăn ngon mát lành.


Những công thức nấu ăn này tốt hơn nhiều so với một số loại đồ ăn vặt bán sẵn. Ba mẹ hãy dành thời gian để chuẩn bị cho trẻ để vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng lành mạnh, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ.

Nguyệt Minh dịch từ https://www.momjunction.com

Selecting Snacks for Toddlers.https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/toddler/nutrition/Pages/Selecting-Snacks-for-Toddlers.aspxJoanne L. Slavin and Beate Lloyd; (2012); Health Benefits of Fruits and Vegetables.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3649719/Food Before Bed: What to Offer Kids and When to Hold Back.https://www.rileychildrens.org/connections/food-before-bed-what-to-offer-kids-and-when-to-hold-backSnacks for Toddlers.https://kidshealth.org/en/parents/toddler-snacks.htmlToddler’s Diarrhea.https://www.rileychildrens.org/health-info/toddlers-diarrheaAre your kids hungry or just bored?https://www.healthychildren.org/English/healthy-living/nutrition/Pages/Are-Your-Kids-Hungry-or-Just-Bored-.aspxRichard E. Allen and Anya L. Myers; (2006); Nutrition in Toddlers.https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2006/1101/p1527.html


ch&#x
E1;o đậu xanh cho b&#x
E9; m&#x
F3;n ăn dặm từ đậu hũ non c&#x
E1;ch l&#x
E0;m sữa chua ph&#x
F4; mai b&#x
E1;nh khoai lang cho b&#x
E9; ăn dặm ăn dặm kiểu Nhật