Bước ngoặt cuộc đời và cuộc ly hôn nghìn tỷ của ông chủ cafe trung nguyên vũ

-

Từ sau khi vụ ly hôn nghìn tỷ tạm khép lại, cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội. Nhưng trước đó, ít ai biết đến con đường chinh phục giấc mơ cà phê Trung Nguyên của ông như thế nào. Liệu cà phê Trung Nguyên có phải là tất cả để nhớ về con người vĩ đại này? Hãy cùng trungthanh.net tìm hiểu tiểu sử của Đặng Lê Nguyên Vũ trong bài viết dưới đây nhé!

Được công nhận là “ông vua cà phê Việt”, là “linh hồn” của thương hiệu cà phê Trung Nguyên, người khai sáng triết lý cà phê và nâng ý nghĩa kinh doanh lên giá trị mới. Nhưng khi đối mặt với đổ vỡ hôn nhân, ông lại khiến cho nhiều người trăn trở “Tiền nhiều để làm gì?”


Nội dung bài viết

Con đường trở thành ông vua cà phê Việt
Những dấu ấn của cà phê Trung Nguyên trên thị trường trong nước và quốc tế

Tóm tắt tiểu sử Đặng Lê Nguyên Vũ

Ngày sinh: 10 tháng 2, 1971 (48 tuổi)Quê quán: Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam
Nơi cư trú: Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk và Tp. Hồ Chí Minh
Nghề nghiệp: Doanh nhân
Chức vụ: Nhà sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên, Việt Nam.Danh hiệu: Vua Cà phê Việt Nam
Tôn giáo: đạo Phật
Vợ: Bà Lê Hoàng Diệp Thảo (từ năm 1998 – 2019)Con cái: Đặng Lê Trung Nguyên, Đặng Lê Bình Nguyên, Đặng Lê Thảo Nguyên, Đặng Lê Tây Nguyên, Đặng Lê Minh Vũ.

Bạn đang xem: Ông chủ cafe trung nguyên

Đặng Lê Nguyên Vũ là ai?

Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh ngày 10 tháng 2 năm 1971) là một doanh nhân nổi tiếng Việt Nam. Ông là nhà sáng lập, đồng thời là chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn Trung Nguyên, Việt Nam. Ông là người được National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là “Vua Cà phê Việt Nam”.

Theo giới doanh nhân phương Tây, tài sản cá nhân của ông có thể lên tới 100 triệu USD . Khi được Forbes vinh danh “ Vua cafe Việt “ ông cùng với chủ tịch Vinamilk Kiều Liên , là một trong số những doanh nhân Việt được Forbes ca ngợi.

Khởi nghiệp bằng con đường cà phê, ông Vũ không chỉ làm sáng thương hiệu kinh doanh của mình. Ông còn nâng tầm ý nghĩa kinh doanh, là người khai sáng triết lý cà phê Trung Nguyên hình thành đạo cà phê với Học thuyết cà phê, “cà phê triết đạo nhân sinh” thể hiện sự đóng góp của cà phê đối với nhân loại. Ông cũng là người đưa nước Việt trở thành “thánh địa cà phê” toàn cầu.

Tuy nhiên, khi Trung Nguyên đang ở đỉnh cao thì ông lại gặp phải cuộc “nội chiến” sóng gió với chính người vợ của mình. Việc tranh chấp khối tài sản khổng lồ giữa ông và bà Lê Hoàng Diệp Thảo cùng những phát ngôn trong quá trình phân xử đã khiến dư luận trong và ngoài nước xôn xao.

Sự nghiệp của Đặng Lê Nguyên Vũ

Năm 1981, bố ông gặp trọng bệnh, gia cảnh sa sút, hình thành ý chí làm giàu trong ông.

Năm 1992 , nhập học khoa Y , Đại học Tây Nguyên . Vừa đi học ông vừa đi làm kiếm sống

Năm 1996 , hợp tác với 3 người bạn lập nên “Hàng cà phê Trung Nguyên ”, bấy giờ chỉ là một cơ sở rang xay với diện tích vài m2 và chiếc máy rang bằng tay cũ kĩ, và công việc giao cà phê rang xay cho các quán khác

Năm 1998, công ty Trung Nguyên lần đầu tiên mở quán cà phê ở Thành phố Hồ Chí Minh, được nhắc đến như là doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh mô hình nhượng quyền thương hiệu và bắt đầu xuất hiện các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên.

Từ năm 2000, thương hiệu Trung Nguyên và cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ bắt đầu được nhiều người biết đến.

Năm 2005, Hãng cà phê Trung Nguyên được xem là nhà chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam, vượt qua tất cả các đối thủ nước ngoài. Cà phê Trung Nguyên được Bộ Ngoại giao Việt Nam chọn làm Đại Sứ ngoại giao văn hóa và làm quà tặng các nguyên thủ quốc gia.

Gia đình của Đặng Lê Nguyên Vũ

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo từng là đôi vợ chồng khiến nhiều người phải ngưỡng mộ. Tuy nhiên, sau hơn 2 thập kỷ ở bên nhau, cả hai đã không tìm được tiếng nói chung và quyết định “đường ai nấy đi”.

*
*
*
*
*
“Nhà tôi không có ai hói đầu hay rụng tóc nhưng tôi thì chẳng còn bao nhiêu sợi tóc. Tôi đã phải trả giá cho những khát vọng luôn thiêu đốt mình. Mỗi sáng khi soi gương, tôi đều gặp lại sự “trả giá” của mình: có hôm tóc rụng thành nắm khi chải hay vuốt tóc…”

Làm gì ở tuổi 22 tôi chưa biết được. Nhưng luôn thiêu đốt tôi là phải làm được điều gì đó để đổi đời, không thể nghèo mãi được. Mẹ tôi lam lũ quanh năm đầu tắt mặt tối, suốt ngày mặt người lẫn trong ruộng rau lang, chiếc nón cũ hiếm khi rời khỏi đầu. Tôi luôn hình dung lại được cảnh mẹ tôi nặng nhọc bưng từng chồng gạch, hay tất tả chạy ra ruộng rau lang hái đọt non đem bán kiếm miếng ăn cho cả nhà. Mẹ tôi nghĩ cuộc sống nghèo khổ của gia đình chúng tôi là số mệnh ở trời. Mỗi lần tôi về thăm nhà thì mẹ tôi vừa vui vừa lo. Vui vì có con trai về thăm nhà và lo vì khi tôi rời nhà, bà cụ phải chạy vạy một hai trăm ngàn cho tôi làm lộ phí đến trường. Tôi không bao giờ quên được cái ngày tăm tối đó, khi bố tôi đổ bệnh nặng mà chạy vạy khắp trong dòng tộc không làm sao kiếm đủ 2 triệu đồng cho ông chữa bệnh!

Tôi ở trọ tại Buôn Ma Thuột và làm công luôn cho nhà trọ này: làm cỏ, hái cà phê, đem cơm nước cho nhân công ở rẫy… Ngày còn bé ở làng, tôi đã thạo hết những việc này.

Đạp tung giường chiếu hẹp

Tôi luôn nghĩ về những người trồng cà phê, làm vườn lam lũ như bố mẹ tôi. Tôi biết cà phê rất có giá nhưng không biết vì sao người trồng cà phê lại rất nghèo. Nhưng người trồng cà phê vẫn nhẫn nại mỗi ngày cháy da trên nương rẫy, như mẹ tôi, không lời thở than. Tôi không chịu được vậy. Nghĩ tới sự cam chịu là huyết quản tôi sôi sùng sục. Miếng ăn lúc đó đối với tôi không quan trọng bằng suy nghĩ phải sống như thế nào.

Mẹ tôi đã khóc gần như hết nước mắt khi tôi quyết định dứt áo ra đi. Nhiều bạn trong lớp bảo tôi… không bình thường, chỉ có ba người bạn có thể hiểu và chia sẻ được những điều tôi nghĩ – đó là không chấp nhận ngủ trong giường chiếu hẹp, mơ những giấc mơ con. Đám bạn vét hết tiền trong túi nhét cho tôi được gần 100.000 đồng.

Tòa án nhân dân Tối cao vừa có quyết định liên quan đến vụ tranh chấp hôn nhân dài 7 năm giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên và vợ.
Cụ thể, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã bác kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về việc hủy quyết định giám đốc thẩm, xét xử lại vụ ly hôn củavợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũvà vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Đến thời điểm này, theo quy trình tố tụng, vụ tranh chấp hôn nhân dài 7 năm của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên có thể coi như đã khép lại.

Trước đó, cho rằng các bản án vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo có nhiều thiếu sót, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã có kiến nghị huỷ toàn bộ các bản án.

Theo đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cho rằng các bản án trên có nhiều sai sót. Cấp sơ thẩm dùng chứng thư và báo cáo định giá tài sản doanh nghiệp hết hạn làm cơ sở chia tài sản là sai.

Xem thêm: 5 giải pháp thông gió cho nhà ống : giải pháp tối ưu và những sai lầm cần tránh

Kết quả thẩm định giá chỉ dựa trên báo cáo tài chính, danh mục tài sản phía ông Vũ đưa ra, không được phía bà Thảo xác nhận nên cần định giá lại. Tuy nhiên, cấp phúc thẩm bỏ qua việc này.


*

Theo phán quyết cuối cùng của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, vụ tranh chấp hôn nhân giữa vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên chính thức khép lại sau 7 năm. Ảnh: Zing.vn

Kiến nghị thể hiện, bà Lê Hoàng Diệp Thảo là doanh nhân, có yêu cầu được chia cổ phần và vốn góp nhưng tòa án các cấp lại chia cho bà tiền, để ông Đặng Lê Nguyên Vũ nắm toàn bộ cổ phần là vi phạm "quyền được kinh doanh" của bà Thảo.

Không có tài liệu chứng minh nếu để bà Thảo tiếp tục là cổ đông quản lý, hoạt động của Tập đoàn Trung Nguyên sẽ khó khăn, ảnh hưởng sự ổn định và việc làm cho hàng nghìn công nhân. Phía kiểm sát cho rằng nhận định này của Hội đồng Thẩm phán là "không có cơ sở".

Việc buộc bà Thảo chấm dứt hoạt động kinh doanh bình thường còn "không phù hợp" quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng nam nữ được nêu trong Hiến pháp năm 2013 và nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng trong Luật Hôn nhân và Gia đình.



Tòa án nhân dân Tối cao bác các kiến nghị, đồng nghĩa với việc tỷ lệ % tài sản bà Thảo được chia vẫn là 40%, không thể tăng được như kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao. Ảnh: hep.edu.vn

Các công ty có tranh chấp giữa vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đều thành lập từ năm 2006, sau 8 năm 2 người kết hôn nhưng tòa án lại chia cho bà Thảo ít hơn chồng 20% giá trị (hơn 1.400 tỉ đồng) là không đảm bảo quyền lợi cho bà.

Kiến nghị còn nêu, bà Thảo ngoài nội trợ còn trực tiếp kinh doanh, góp phần tạo tài sản chung vợ chồng, sự phát triển của Tập đoàn Trung Nguyên. Trong mâu thuẫn ly hôn, tòa án các cấp không xem xét đầy đủ trách nhiệm của ông Vũ trong "thực hiện nghĩa vụ của người chồng" theo Luật Hôn nhân và gia đình.

Do đó, cần tăng tỷ lệ % tài sản bà Thảo được chia, thay vì chỉ nhận 40% còn ông Vũ hưởng 60% như hiện nay.

Từ phân tích trên, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm cùng 2 bản án sơ - phúc thẩm trong vụ về phần chia tài sản chung, giao Toà án nhân dân TP.HCM xử lại.

Kiến nghị trên của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao căn cứ các Điều 21, 57 và 358 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.


Ông Đặng Lê Nguyên Vũ kết hôn với bà Lê Hoàng Diệp Thảo năm 1998. Đến năm 2015, bà Thảo xin ly hôn đơn phương. Sau 10 lần hòa giải bất thành, Tòa án nhân dân TP HCM xử sơ thẩm năm 2019, tuyên chấp thuận đơn của bà, trao quyền nuôi dưỡng các con; ông Vũ cấp dưỡng mỗi năm 10 tỉ đồng tính từ năm 2013 đến khi các con học xong đại học.

Ông Vũ được sở hữu 60% cổ phần, nắm quyền điều hành tập đoàn Trung Nguyên và trả tiền cho bà Thảo với số cổ phần bà sở hữu.

Sau đó, bà Thảo kháng cáo nhưng Tòa án nhân dân Cấp cao xử phúc thẩm tuyên y án. Không đồng ý, bà Thảo làm đơn yêu cầu cấp giám đốc thẩm hủy toàn bộ bản án.

Năm 2020, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ra kháng nghị hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm vì cho rằng "có nhiều sai phạm".

Năm 2021, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ra Quyết định Giám đốc thẩm, cho ông Vũ bà Thảo được ly hôn. Tài sản chung hơn 7.900 tỉ đồng được chia ông Vũ gần 4.700 tỉ đồng còn bà Thảo hơn 3.200 tỉ đồng.

Cụ thể, bà Thảo được chia 7 khu đất giá 375 tỉ đồng và hơn 1.500 tỉ đồng tiền gửi ngân hàng.

Ông Vũ nhận 6 khu đất trị giá hơn 350 tỉ đồng cùng toàn bộ cổ phần, vốn góp của 2 người tại Tập đoàn Trung Nguyên giá hơn 5.600 tỉ đồng nhưng phải trả cho vợ hơn 1.300 tỉ đồng.