Cách Trồng Ngũ Sắc Tím Rủ Cho Hoa Rực Rỡ, Cách Chăm Sóc Cây Hoa Ngũ Sắc Tím Rủ

-

Hoa ngũ sắc tím rủ là loại cây cảnh dây leo có công dụng trang trí vời thường được chọn trồng chậu, trồng trong vườn, cổng rào… Hãy cùng Namix tìm hiểu về đặc điểm và cách trồng loại hoa này nhé!

*

Ảnh: internet


Ngũ sắc tím rủ là cây gì?

Cây ngũ sắc có tên khoa học là Lantana camara, thường được gọi bằng các tên khác như là cây trâm ổi, thơm ổi, hoa ngũ vị,… có nguồn gốc từ Trung Mỹ sau đó phổ biến khắp các nước nhiệt đới. Ở nước ta, trước đây cây ngũ sắc thường mọc dại, sau đó được trồng như một loại cây trang cảnh trang trí vườn nhà, cổng chào, hàng rào….

Bạn đang xem: Cách trồng ngũ sắc tím rủ

Cây ngũ sắc thường có các màu như vàng, cam, đỏ, tím, hồng, trắng… Trong đó hoa ngũ sắc tím rủ là loại hoa được ví như nàng thơ trong các loại hoa ngũ sắc và ưa chuộng hơn cả vì vẻ đẹp lãng mạn và dịu dàng của mình.

Đặc điểm của cây hoa ngũ sắc tím

Cây ngũ sắc tím rủ cũng có những đặc điểm hình thái giống với những loại cây ngũ sắc khác:

Thân cành: Cây ngũ sắc tím là loại cây thân nhỏ, có nhiều cành nhỏ nằm ngang đan xen mọc thành bụi.Lá: Lá cây ngũ sắc tím hình bầu dục, nhọn, mặt lá xù xì, mép lá có răng cưa; mặt trên có lông ngắn cứng, mặt dưới lông mềm hơn; phiến lá dài 3 – 9 cm, rộng 3 – 6 cm; cuống lá ngắn, phía trên cuống có dìa.Hoa: Hoa ngũ sắc tím được tạo thành từ 5 cánh hoa bao quanh nhị vàng và thường mọc thành cụm hình khối cầu nhỏ. Màu tím của hoa nhạt dần về phía tâm hoa tạo thành màu trắng bao quanh lấy nhụy vàng. Cây ngũ sắc tím ra hoa quanh năm.Mùi thơm: Hoa ngũ sắc tím có tỏa ra mùi thơm như hương ổi chín ngào ngạt, đó cũng là lý do mà người ta gọi loại hoa này là hoa thơm ổi.

*

Ảnh: internet

Tác dụng của cây hoa ngũ sắc

Tác dụng làm cảnh, trang trí: Với vẻ đẹp dịu dàng và sức hút lãng mạn riêng của mình, cây ngũ sắc tím được trồng để làm hàng rào, cổng chào, trồng chậu trang trí, bonsai, trang trí vườn nhà…Tác dụng chữa bệnh: Từ xưa đã có rất nhiều bài thuốc dân gian từ cây ngũ sắc, cả lá thân và rễ của cây ngũ sắc đều có tác dụng làm thuốc. Người ta thường dùng cây ngũ sắc để tiêu độc, giảm đau, hạ sốt, cầm máu, trị sởi, ngứa da, quai bị… Tuy nhiên lưu ý là cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ vì theo đông y thì cây ngũ sắc cũng là một loại cây có độc nếu sử dụng không hợp lý và quá liều. Thêm một lưu ý là cây ngũ sắc không có tác dụng chữa bệnh viêm xoang như cây cứt lợn, cần tránh nhầm lẫn khi sử dụng.Tác dụng khác: Cây ngũ sắc còn có một số tác dụng khác như dùng làm thức ăn cho cừu, trồng để chống xói mòn đất (ở Tanzania và Ấn Độ), chiết xuất tinh dầu trong sản xuất nước hoa…

*

Ảnh: Internet

Cách trồng và chăm sóc cây hoa ngũ ngũ sắc tím rủ

Cây ngũ sắc tím là loại cây có sức sống mạnh mẽ, dễ trồng và chăm sóc, tuy nhiên cần phải chú ý những đặc điểm sau.

Vị trí trồng cây ngũ sắc tím rủ: Cây ngũ sắc tím rủ thường được trồng ở trong chậu xi măng khuôn đúc, chậu nhựa, thùng xốp, khay trồng… hoặc trồng trực tiếp xuống đất trong vườn nhà, cổng chào, hàng rào… tùy vào không gian mà bạn muốn trang trí và làm đẹp. Đặc biệt vì đặc tính cây nhỏ, thân mềm có thể leo được, người ta thường dùng cây ngũ sắc tím rủ để trồng trang trí ban công và cổng chào.Phương pháp trồng: Cây ngũ sắc tím rủ thường được trồng bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành.Mùa vụ trồng: Nên trồng cây ngũ sắc tím rủ vào mùa xuân, nếu trồng vào các mùa khác thì nên trồng bằng cây con được bán sẵn tại các cửa hàng cây cảnh.Đất trồng cây ngũ sắc tím: Cây ngũ sắc tím rủ không yêu cầu cao về đất trồng, có thể trồng trong nhiều điều kiện đất khác nhau. Tuy nhiên để cây ngũ sắc tím phát triển mạnh và tốt nhất, nên lựa chọn loại đất trồng tơi xốp sạch bệnh, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt, tránh để cây bị chết do úng nước lâu ngày.

Để tiết kiệm thời gian mà vẫn có được một loại đất trồng sạch bệnh và giàu dinh dưỡng, bạn có thể lựa chọn đất trồng hoa Namix. Với thành phần gồm phân hữu cơ, mụn dừa, vỏ trấu, đá perlite, pumice giúp đất tơi xốp, thông thoáng nên hạn chế úng rễ, phân chậm tan cung cấp dinh dưỡng lên đến 4 tháng, chế phẩm vi sinh ngăn ngừa nấm bệnh và sùng đất… Mua về là có thể sử dụng ngay không cần phối trộn, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trong vòng ba tháng mà không cần bổ sung phân bón.

*

Ảnh: Namix

Nước tưới: Cây ngũ sắc tím không cần quá nhiều nước, bạn chỉ cần tưới nước cho cây khi cảm thấy giá thể trồng đã khô, không nên tưới quá nhiều nước tránh khiến cây bị úng.Phân bón: Nên bổ sung phân bón thường xuyên cho cây, nhất là vào giai đoạn cây ra hoa. Khi bón phân nên hạn chế bón sát gốc cây. Nếu bạn dùng đất trồng cây Namix thì sau ba tháng mới cần bón thêm phân cho cây.Xới đất và tỉa cây: Thường xuyên xới xáo đất trồng cây để đảm bảo độ tơi xốp, tỉa cành và tạo dáng cây thường xuyên sẽ giúp bạn có những chậu hoa ngũ sắc tím xinh đẹp hơn.Phòng trừ sâu bệnh hại: Cần thường xuyên theo dõi để phát hiện những loại sâu hại hay nấm bệnh xuất hiện trên cây, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp nếu cây xuất hiện sâu bệnh.

Trên đây là những chia sẻ của Namix về cây hoa ngũ sắc tím rủ, mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn trồng được cây hoa ngũ sắc tím ra thơm ngát quanh năm.

Hoa ngũ sắc là loại hoa được ưa chuộng nhất hiện nay. Với đặc tính dễ trồng, ít chăm sóc, hoa nở quanh năm đồng thời có tác dụng sua đuổi muỗi. Vì vậy nhiều người đã chọn hoa ngũ sắc để trang trí vườn nhà, đường ven đô thị, trồng làm cây cản bon sai, … Để có được cây hoa ngũ sắc có hoa nở rộ quanh năm thì cần trồng chăm sóc cây theo một số kỹ thuật như:

*

Trồng cây hoa ngũ sắc bon sai

1. Những điều cần biết về cây hoa ngũ sắc

- Hoa ngũ sắc có tên khoa học là Lantana camara L., thuộc họ roi ngựa – Varbenaceae. Cây còn có tên khác như cây Trâm ổi, bông ổi, thơm ổi, …

- Là cây bụi thân hóa gỗ sống lâu năm. Cây có khả năng phân cành nhiều, cành non dài và mềm có lông, gai mềm. Lá hình trái xoan nhọn đầu dày, màu xanh nhạt trên mặt của lá có phủ nhiều lông ngắn mềm. Hoa hình cầu có nhiều màu sắc khác nhau thay đổi theo thời gian hoặc có hoa chỉ có một màu như màu tím, vàng, hương, phấn, … Ha màu xanh mềm hình cầu khi chín mọng có màu đen. Hạt xù xì và cứng.

- Cây hoa ngũ sắc có sức sống mạnh, có khả năng sinh trưởng phát triển ở nhiều điều kiện khác nhau. Tuy nhiên để ra hoa quanh năm cần nơi sải nắng và chất đất giàu dinh dưỡng.

- Hiện nay cây hoa ngũ sắc thường trồng nhiều ở trong công viên, hè phố, đường đô thị, trồng bon sai, trồng vườn nhà làm cảnh, …

*

Vẻ đẹp từ hoa ngũ sắc

2. Giá trị sử dụng của cây hoa ngũ sắc

- Với đắc điểm hoa rực rỡ, nở rộ quanh năm, trồng dễ, ít công chăm sóc nên thường được trồng làm hàng rào, tiểu cảnh hay tạo cây bon sai. Ngũ sắc được trồng nhiều nơi công cộng, sân vườn, công viên, …

- Hoa ngũ sắc trồng chậu hoặc cheo tạo các dáng cây khác nhau dùng làm cảnh bon sai đang được người tiêu dùng ưa thích.

- Ngoài công dụng làm cảnh, hoa ngũ sắc còn được sử dụng như vị thuốc đông y. Hoa ngũ sắc có vị đắng tính mát thường được sử dụng làm thành phần trong thuốc trị tiêu động, tiêu viêm, hạ sốt, …

*

3. Cách trồng hoa ngũ sắc quanh năm hoa rực rỡ

3.1 Mùa trồng và chuẩn bị đất trồng hoa ngũ sắc

- Hoa ngũ sắc là cây dễ sống nên có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên hạn chế trồng vào mùa đông vì cây ít chịu lạnh nên sau trồng cây dễ chết và phát triển chậm. Tốt nhất trồng vào mùa xuân và đầu mùa mưa để tốn ít công chăm sóc giai đoạn mới trồng.

- Đất trồng cây hoa ngũ sắc không quá khắt khe. Cây có khả năng thích ứng với nhiều loại đất khác nhau kể cả đất cát sỏi, đất bạc màu, … Nhưng để cây sinh trưởng phát triển tốt, tuổi thọ cao, nở hoa quanh năm, nên chọn đất trồng giàu dinh dưỡng, tơi xốp, tầng canh tác dày và thoát nước tốt.

Xem thêm: Kết Quả Vòng 3 Ngoại Hạng Anh, Kết Quả Bóng Đá Ngoại Hạng Anh 2022/2023

*

Tỏa sắc màu từ hoa ngũ sắc ngày hè

- Nếu trồng chậu nên chọn chậu có đường kính càng lớn cành tốt. Hoặc tùy vào mục đích trồng bon sai lựa chọn kích cỡ chậu phù hợp. Giá thể trồng chậu có thể lấy đất vườn. Hoặc tự phối trộn theo công thức: Đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/2 đất + 1/4 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử lý nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 g/l nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 g/l nước) phun đều vào giá thể đã trộn (40 – 50 l/m3giá thể).

- Vị trí trồng hoa ngũ sắc là nơi có ánh sáng đầy đủ. Nơi trồng càng nhiều ánh sáng hoa càng rực rỡ.

*

Cây hoa ngũ sắc bon sai có giá vài triệu đồng

3.2 Chuẩn bị giống hoa ngũ sắc

- Cách nhân giống hoa ngũ sắc bằng gieo hạt hoặc giâm canh. Tuy nhiên phương pháp gieo hạt được sử dụng nhiều nhất. Mục đích là tạo gốc tốt để cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, bền cây hơn. Hoặc có thể dùng làm gốc ghép các màu sắc khác nhau tạo cây bon sai đẹp.

- Hiện nay trên thị trường cung cấp rất nhiều gốc ghép hoa ngũ sắc với các kích cỡ, phôi giống khác nhau. Tùy vào mục đích, sở thích có thể mua cây giống thích hợp. Nên lựa chọn đơn vị cung ứng uy tín chất lượng, đảm bảo đúng giống, tỷ lệ cây sống sau trồng cao.

*

Giống cây hoa ngũ sắc đạt tiêu chuẩn suất vườn ươm

3.3 Cách trồng cây hoa ngũ sắc như thế nào?

- Đối với cây hoa ngũ sắc tốt nhất nên trồng trực tiếp xuống đất để cây có khả năng phát triển mạnh, bền cây và ít công chăm sóc. Hoặc có thể trồng chậu với các kích thước khác nhau.

- Đối với trồng trực tiếp xuống đất cần đào hố trước trồng ít nhất 20 ngày. Kích thước hố tùy thuộc vào kích cỡ của bầu giống sao cho kích thước hố to hơn kích thước bầu từ 10 – 15 cm, chiều sâu hố ít nhất 25 cm. Sau khi đào xong tiến hành bón lót phân chuồng hoai mục từ 2 – 3 kg và 0,5 kg vôi bột. Bón lót xong lấp đất xuống hố, lưu ý lớp đất trên lấp trước, lớp đất dưới phủ lên trên.

- Thời điểm trồng cây hoa ngũ sắc sau khi chuẩn bị hố trồng trước 20 ngày và giống cây. Cơi hố nhỏ bằng bầu cây giống ở trung tâm hố đã đào. Nhẹ nhàng cắt túi nilong bầu tránh làm tổn thương rễ cây. Lấp đất đến miệng bầu và ấn nhẹ cố định cây. Cần đảm bảo sau khi trồng vị trí trồng không bị đọng nước dễ gây chế cây. Trồng xong tưới nước cho cây để cây nhanh bén rễ.

- Nếu trồng chậu cho giá thể vào chậu và cho cây giống vào giữa chậu. Bổ sung giá thể vừa miệng bầu là được. Sau đó tưới ẩm cho cây.

*

3.4 Chăm sóc cây hoa ngũ sắc

- Chế độ nước tưới: Là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng. Nên duy trì độ ẩm cho đất từ 70 – 75% trong suốt quá trình trồng. Đối với trồng đất 2 – 3 ngày tưới 1 lần. Trồng chậu ngày tưới 1 – 2 lần. Thời tiết nắng nóng, khô hanh cần tăng số lần tưới cho cây.

- Bón phân cho cây hoa ngũ sắc: Đối với phân hữu cơ bón 1 lần/năm, bón vào tháng 8 – dương lịch hàng năm, liều lượng 2 – 3 kg/gốc. Phân vô cơ bón định kỳ cho cây từ 30 ngày/lần, liều lượng theo khuyến cáo nhà sản xuất. Giai đoạn cây ra hoa sau mỗi lần cắt tỉa bón phân kích thích cây bật chồi đợt tiếp theo. Vãi phân NPK cách gốc từ 10 – 15 cm, sau bón tưới nước cho cây, tạo điều kiện cho cây hấp thụ phân bón tốt nhất.

*

Hoa ngũ sắc màu vàng cam đẹp

- Chế độ cắt tỉa, tạo tán: Hoa ngũ sắc có khả năng phân cành nhiều, ưa cắt tỉa. Có thể cắt tỉa để tạo dáng bon sai theo ý muốn. Lưu ý mỗi lần cắt tỉa xong cần bón phân cho cây để cây nhanh phục hồi.

- Sâu bệnh hại: Là loại cây có khả năng sinh trưởng khỏe, ít nhiễm sâu bệnh hại nên hầu như không cần xử lý. Tuy nhiên cần kiểm tra thường xuyên nếu phát hiện đối tượng gây hại để đưa ra phương pháp xử lý kịp thời.

- Đối với cây ngũ sắc gieo từ hạt thì sau 60 – 65 ngày cây sẽ ra hoa. Với cây con giống thì thường ra hoa liên tục, quanh năm.